Tài chính quốc tế

Nhật Bản đề xuất lập tổ chức mới giữa các bộ ngành xử lý khiếu nại của doanh nghiệp

(VNF) - Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn Việt Nam tham khảo mô hình này để xây dựng tổ chức xử lý khiếu nại tập trung do Thủ tướng quản lý, nỗ lực giải quyết nhanh chóng sự chưa hài lòng của doanh nghiệp tư nhân liên quan tới việc giải thích hay vận dụng pháp lệnh.

Nhật Bản đề xuất lập tổ chức mới giữa các bộ ngành xử lý khiếu nại của doanh nghiệp

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2017 (VBF 2017) tổ chức ngày 16/6 tại Hà Nội, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JBAV) đã đưa ra nhiều kiến nghị, đề xuất, trong đó các doanh nghiệp thành viên của JBAV và nhiều doanh nghiệp Nhật Bản khác vẫn đang gặp phải 1 vấn đề lớn trong việc thực thi – vận dụng pháp lệnh ở Việt Nam.

Trong đó, theo JBA, có nhiều vấn đề không thể giải quyết nếu chỉ tính tới việc đơn giản hóa hay giúp thực hiện nhanh chóng thủ tục.

Có trường hợp chưa thực thi đúng theo quy định của pháp lệnh như việc yêu cầu những thủ tục, giấy tờ mà pháp lệnh không quy định, hay việc yêu cầu chi phí bôi trơn để có thể tiến hành thủ tục.

Do bản thân quy định của pháp lệnh không rõ ràng, nên có trường hợp không chỉ rõ được cơ sở vận dụng pháp lệnh đó hoặc không có giải thích thống nhất về pháp lệnh đó, dẫn tới việc các doanh nghiệp tư nhân không thể biết trước các hoạt động của mình có vi phạm pháp lệnh hay không.

Trong trường hợp thủ tục có liên quan tới nhiều cơ quan cấp Bộ, đôi khi việc phối hợp – trao đổi giữa các Bộ/Ban chưa đầy đủ, đây là nguyên nhân dẫn tới việc giải thích pháp lệnh của từng Bộ/Ban khác nhau, làm cho thủ tục bị đình trệ. Thêm vào đó, cũng có trường hợp khi yêu cầu giải quyết những việc như thế này, thì lại xảy ra việc trách nhiệm bị đùn đẩy giữa các ban bộ,...

Với những khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản đã đề xuất 2 cách tiếp cận mới đó là (1) Thành lập một tổ chức mới giữa các Bộ ngành có thẩm quyền để giải quyết triệt để các vấn đề phát sinh do dự không rõ ràng này; (2) Phát triển cơ chế "Công văn chính thức" nhằm giúp các tổ chức nước ngoài dễ dàng tiếp cận với các Bộ và Cơ quan Chính phủ có liên quan khi cần kiểm tra tính pháp lý cho các hoạt động kinh doanh của họ.

Đây là cách tiếp cận mà các nước trên thế giới đang vận dụng trong đó có Nhật Bản, theo JBA.

Về đề xuất thành lập một tổ chức mới giữa các bộ ngành, JBA cho rằng, tổ chức này nhằm xúc tiến việc giải quyết rất nhiều vấn đề phát sinh từ (sự thiếu minh bạch về thủ tục và giải thích pháp lệnh), (thiếu tính thống nhất về vận dụng pháp lệnh), tập trung để xử lý trực tiếp và nhanh chóng những khiếu nại từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang phải đối diện trực tiếp với các vấn đề này.

Ở Nhật Bản từ năm 1980 cho tới những năm 90, vấn đề đóng cửa thị trường Nhật đã được nêu ra tại các cuộc đàm phán với chính phủ nước ngoài, và Nhật Bản đã tiến hành rà soát lại các quy định hay thủ tục khác nhau để cải thiện đầu tư nước ngoài vào thị trường Nhật bản. Trong đó, dựa trên quyết định của Nội các (Quyết định trong các cuộc họp nội các), vào năm 1982 chính phủ đã thành lập OTO: Văn phòng Điều tra Thương mại và Đầu tư có nhiệm vụ đẩy mạnh đầu tư nước ngoài bằng cách nhận khiếu nại cụ thể liên quan đến các quy tắc và quy định Thủ tục nhập khẩu hoặc đầu tư trực tiếp với Nhật Bản từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Khiếu nại có thể được gửi tới 1 trong những nơi tiếp nhận của OTO (nơi tiếp nhận khiếu nại liên quan tới thị trường) được đặt tại những nơi như văn phòng OTO của chính phủ (nội các chính phủ), các cơ quan ban bộ liên quan, đại sứ quán – lãnh sự quán Nhật Bản tại nước ngoài, văn phòng của tổ chức JETRO. Ngoài ra, trong trường hợp bản thân đương sự không muốn ghi rõ họ tên, cũng có thể đệ trình khiếu nại tại hội nghị công thương hay đại sứ quán nước ngoài tại Nhật Bản.

Những khiếu nại, khiếu nại được tập hợp tại cơ quan OTO sẽ được cơ quan này liên lạc tới bộ ngành có liên quan, bộ ngành có liên quan tiếp nhận các khiếu nại này, rồi liên hệ với người gửi khiếu nại để đưa ra câu trả lời gồm có giải thích về chế độ hiện hành, đưa ra đề xuất biện pháp cải tiến.

Trong trường hợp người khiếu nại chưa hài lòng với câu trả lời của bộ ngành liên quan nói trên, việc xử lý khiếu nại liên quan trong "cuộc họp xử lý khiếu nại" (được thành lập bởi những người có kinh nghiệm gồm cả người nước ngoài) sẽ được cân nhắc, kết quả của việc cân nhắc đó sẽ được báo cáo – phê duyệt bởi Trụ sở chính chuyên trách xử lý khiếu nại trong đó thủ tướng là lãnh đạo, các bộ trưởng là các thành viên cấu thành, và kiến tạo biện pháp cải thiện cần thiết trong các cơ quan bộ.

Cho tới nay, số lượng đệ trình khiếu nại áp dụng chế độ này đã vượt quá 1000 trường hợtính lũy kế, theo Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản.

Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn Việt Nam cũng tham khảo ví dụ trên để xây dựng tổ chức xử lý khiếu nại tập trung do Thủ tướng quản lý, nỗ lực giải quyết nhanh chóng sự chưa hài lòng của doanh nghiệp tư nhân liên quan tới việc giải thích hay vận dụng pháp lệnh.

Về đề xuất thứ hai là phát triển cơ chế "Công văn chính thức", JBA cho rằng đây là biện pháp cần thiết để phòng tránh trước các vấn đề phát sinh sau này.

Tại Nhật Bản, năm 2001 theo quyết định của nội các (quyết định đưa ra trong cuộc họp nội các), chế độ thư không kiến nghị Nhật Bản ("Japanese no action letter system") – một nghị định về hoạt động kinh doanh của chủ thể kinh tế tư nhân, sẽ xác nhận trước với cơ quan chính phủ về pháp lệnh liên quan, sau đó các cơ quan liên quan sẽ trả lời trong thời hạn nhất định (nguyên tắc là trong vòng 30 ngày) bằng văn bản, ngoài ra, trong 1 thời gian nhất định (trong vòng 30 ngày) sau khi trả lời các cơ quan hữu quan này sẽ áp dụng thủ tục xác nhận trước khi áp dụng pháp lệnh với nội dung công bố về câu hỏi và câu trả lời này.

Ngoài ra, về thủ tục này, việc điều tra theo sát tình trạng thực hiện thủ tục đó được diễn ra định kỳ và luôn nỗ lực không ngừng để cải tiến. Thông qua nỗ lực như vậy, chúng tôi đã nâng cao được năng lực dự kiến, nâng cao tính công khai- tính minh bạch hành chính với chủ thể kinh tế tư nhân. Ngoài ra, chế độ "thư không kiến nghị" này không chỉ giới hạn tại Nhật mà đã được áp dụng rộng rãi tại các quốc gia như Mỹ.

Theo JBA, tại Việt Nam, việc nâng cao năng lực dự đoán của doanh nghiệp tư nhân sử dụng thủ tục xác nhận trước như thế này được coi là ngày càng quan trọng sau này để phòng tránh trước việc phát sinh vấn đề.

"Chúng tôi cũng hiểu rằng đã có trường hợp trước đây cơ quan hành pháp đã đưa ra "công văn" trả lời các câu hỏi của doanh nghiệp tư nhân liên quan tới việc có áp dụng pháp lệnh đã định hay không, nhưng chúng tôi cũng hiểu là do chưa từng có luật thống nhất chung của chính phủ về việc xử lý "công văn" như thế này, nỗ lực của các cơ quan ban bộ cũng khác nhau", JBA cho biết.

JBA đề xuất Việt Nam cần sử dụng tích cực cơ chế "công văn chính thức" để nỗ lực để nâng cao năng lực dự kiến của doanh nghiệp tư nhân, nhanh chóng đưa ra luật lệ thống nhất liên quan tới "chỉ thị" và định hình cho luật lệ đó.

Tin mới lên