Tài chính quốc tế

Mỹ mở rộng danh sách trừng phạt Nga

(VNF) - Bộ trưởng Thương mại Mỹ Steven Mnuchin ngày 11/6 đã đưa ra thông báo trừng phạt 3 cá nhân và 5 thực thể Nga vì liên quan tới những hoạt động công nghệ gây tổn hại tới an ninh Mỹ. Theo đó, Mỹ sẽ phong tỏa mọi tài sản và quyền lợi của những cá nhân và thực thể nêu trong lệnh trừng phạt.

Mỹ mở rộng danh sách trừng phạt Nga

Mỹ trừng phạt 3 cá nhân và 5 thực thể Nga vì liên quan tới những hoạt động công nghệ gây tổn hại tới an ninh Mỹ.

Cụ thể, các thực thể này bao gồm các công ty Digital Security, ERPScan, Embedi, Viện nghiên cứu khoa học Kvant, Divetechnoservices và ba cá nhân đều liên quan tới Divetechnoservices.

Bộ Tài chính Mỹ đưa ra lệnh trừng phạt trên dựa trên cáo buộc nhiều hoạt động công nghệ bị cho là của Nga đã đe dọa tới an toàn và an ninh của Mỹ cũng như các đồng minh của quốc gia này. Trong đó có vụ tấn công mã độc NotPetya hồi tháng 6/2017 nhằm vô hiệu hóa các hệ thống máy tính tại Mỹ và châu Âu trong đó có nhiều máy chủ của các tập đoàn lớn.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Steven Mnuchin.

Bên cạnh đó, Mỹ cũng đơn phương quy kết Nga theo dõi các mạng cáp thông tin ngầm dưới đáy biển vốn chứa nhiều dữ liệu viễn thông của các quốc gia.

Trước đó, hồi giữa tháng 2, Mỹ, Anh và một số quốc gia khác đã cáo buộc Nga phát tán virus NotPetya, loại virus làm tê liệt một số cơ sở hạ tầng của Ukraine và phá hủy các máy tính trên khắp toàn cầu, gây thiệt hại cho các công ty hàng tỷ USD.

Washington cũng đơn phương quy kết quân đội Nga thực hiện vụ tấn công với mục đích khiến Ukraine bất ổn.

Mã đôc NotPetya đã phá hủy các máy tính trên khắp toàn cầu, gây thiệt hại cho các công ty hàng tỷ USD.

Cơ quan an ninh mạng của Anh cũng xác định các mục tiêu ban đầu của vụ tấn công bằng mã độc "NotPetya" là hệ thống tài chính, năng lượng và các cơ quan chính phủ của Ukraine tuy nhiên mã độc nhanh chóng lan rộng, ảnh hưởng cả mạng lưới kinh doanh của châu Âu và Nga.

Giới chuyên gia cho rằng mục đích chính của vụ tấn công là cài phần mềm độc hại vào các máy tính của những cơ quan nhà nước và tổ chức thương mại Ukraine nhằm phá hoại ngầm những hệ thống này, thay vì mục đích tống tiền.

Bên cạnh đó, Mỹ và Anh cũng liên tục đưa ra cáo buộc Nga thực hiện các cuộc tấn công mạng vào hệ thống router máy tính, tường lửa và các thiết bị kết nối khác của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và các cơ sở hạ tầng quan trọng trên toàn cầu.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov.

Hai nước này cho rằng việc những hacker tấn công mạng được chính phủ Nga hỗ trợ với ý định do thám, lấy trộm các tài liệu tình báo và thực hiện các hoạt động phá hoại khác có thể gây leo thang các cuộc tấn công an ninh mạng.

Phản ứng trước những động thái này, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định những cáo buộc trên là vô căn cứ đồng thời cho rằng đây là một diễn biến mới trong chiến dịch bài Nga mà không có một bằng chứng cụ thể.

Thông cáo của Đại sứ quán Nga tại London nêu rõ những cáo buộc Nga đe dọa an ninh mạng là “những ví dụ điển hình cho một chính sách thiếu thận trọng, đầy kích động và vô căn cứ chống lại Nga.”

Xem thêm >> Peru: Thêm 3 cựu tổng thống bị điều tra do cáo buộc tham nhũng

 

Tin mới lên