Tài chính quốc tế

Lợi suất trái phiếu Mỹ vượt ngưỡng 3% ảnh hưởng thế nào đến thị trường tiền tệ?

(VNF) - Lần đầu tiên kể từ tháng 1/2014, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng trên 3%. Đây là một mốc khá quan trọng đối với thị trường tài chính nói chung, và thị trường ngoại hối nói riêng. Sau khi vượt mức trần 3%, lợi suất sẽ có đà tăng nhanh hơn, tạo thêm nguồn cung vốn vay trong khi chi phí vốn vay cũng tăng theo.

Lợi suất trái phiếu Mỹ vượt ngưỡng 3% ảnh hưởng thế nào đến thị trường tiền tệ?

Lợi suất Trái phiếu Mỹ vượt ngưỡng 3% ảnh hưởng thế nào đến thị trường tiền tệ?

Điều này đã khiến cho số lượng vị thế bán cặp USD/JPY tăng lên đáng kể, đưa cặp tỷ giá này lên mức cao nhất trong 2 tháng qua. Đồng USD cũng trở nên mạnh hơn hơn so với đồng CHF và đồng NZD nhưng tăng ít so với các đồng tiền khác như EUR, GBP, AUD và CAD. Điều đó cho thấy một xu hướng ngần ngại của nhà đầu tư đối với việc nắm giữ USD.

Tuy số liệu từ báo cáo kinh tế Mỹ cuối năm tài khóa 2017 được công bố ngày 24/4 đã vượt trên mức kỳ vọng, cùng với doanh số bán nhà mới tăng trong tháng 3, đa số vẫn lo ngại rằng lợi tức trái phiếu tăng sẽ đặt ra một mối đe dọa cho sự phục hồi của cổ phiếu và nền kinh tế. Sự gia tăng lợi suất là một dấu hiệu của sự gia tăng lạm phát và kỳ vọng tăng lãi suất chuẩn của Fed. Vào đầu tháng này, các nhà đầu tư chỉ thấy có 79% khả năng Fed sẽ nâng lãi suất trong tháng 6, nhưng đến hôm nay, tỷ lệ này đạt mức 93%.

Phản ứng lại sự kiện này, thị trường cổ phiếu đã có một đợt bán ra không quá lớn. Điều này phản ánh rằng nhà đầu tư đang chuyển từ sự lạc quan đạt đỉnh với cổ phiếu sang nhu cầu cho các tài sản rủi ro.

Trong khi đó, đồng EUR cũng đã tăng nhẹ sau báo cáo thu nhập từ hoạt động kinh doanh của Đức trong sáng 24/4. Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức tăng mạnh trong phần đầu của phiên giao dịch NY. Tuy nhiên, tới thời điểm đóng cửa của phiên London, lãi suất của Đức đã giảm nhẹ, khiến tỷ giá EUR/USD không thể tăng mạnh. Với hoạt động sản xuất và dịch vụ chậm lại, không phải điều ngạc nhiên khi thấy niềm tin của doanh nghiệp Đức về triển vọng kinh tế có xu hướng giảm đi trong tháng 4.

Cùng với đó, chỉ số môi trường kinh doanh trượt xuống mức thấp nhất trong gần 8 năm và kỳ vọng giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2014. Điều này sẽ khiến ECB khó lạc quan trong cuộc họp sắp tới vào thứ năm. Tỷ giá EUR/USD đạt ngưỡng hỗ trợ hôm nay ở mức 1,22 nhưng nếu lợi suất trái phiếu Mỹ tiếp tục tăng, điểm dừng tiếp theo của cặp EUR/USD có thể là 1,20.

Sau khi giảm trong 5 phiên giao dịch liên tiếp, cuối cùng, đồng bảng Anh đã tăng trở lại so với USD với sự hậu thuẫn từ tình hình tài chính tốt hơn của nước Anh. Lần đầu tiên kể từ năm 2000, chính phủ Anh đã báo cáo đạt thặng dư tài chính.

Tuy tin tức này đã nâng giá GBP so với tất cả các loại tiền tệ chính, nhưng vẫn không đủ bù đắp cho các yếu tố kinh tế yếu hậu Brexit. Theo một báo cáo riêng từ Liên đoàn Công nghiệp Kinh doanh, sự lạc quan của doanh nghiệp đã mất dần trong tháng 4, và xu hướng này là một sự phản ánh đúng cho tình hình tổng quan của nền kinh tế Anh.

>> Xem thêm: Tin forex mới nhất 2018

Tin mới lên