Thị trường

Hoa Sen mua thép Formosa Hà Tĩnh

Tập đoàn Hoa Sen vừa ký kết thỏa thuận mua thép cuộn cán nóng (HRC) từ khu liên hợp gang thép Formosa Hà Tĩnh. Động thái này được đánh giá sẽ giúp giảm rủi ro tỷ giá hối đoái từ nhập khẩu nguyên liệu.

Hoa Sen mua thép Formosa Hà Tĩnh

Hoa Sen mua thép Formosa Hà Tĩnh.

Hiện tại các nhà sản xuất tôn mạ lớn trong nước như Hoa Sen, Nam Kim, Đông Á, Phương Nam đều sản xuất tôn mạ từ thép cuộn cán nóng (HRC) hoặc thép cuộn cán nguội (CRC) tùy vào công nghệ của các doanh nghiệp áp dụng. Trong đó,uy trình sản xuất tôn – thép của Tập đoàn Hoa Sen bắt đầu từ nguyên liệu chính là thép cán nóng.

Ngoài dự án Dung Quất của Hòa Phát đang xây dựng và nhà máy của Formosa, các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa mặn mà với việc đầu tư nhà máy HRC.

Formosa Hà Tĩnh hiện là nhà sản xuất HRC duy nhất tại Việt Nam với sản lượng 6 triệu tấn/năm, đáp ứng 100% nhu cầu của thị trường trong nước (năm 2017 Việt Nam nhập khẩu 5,5 triệu tấn HRC). Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), FHS đã bán ra thị trường 150.000 tấn HRC trong năm 2017 và 107.000 tấn trong quý I vừa qua. Khi lò cao thứ 2 dự kiến đi vào hoạt động trong năm nay, FHS sẽ cung cấp 3 triệu tấn HRC trong năm 2018 và 6 triệu tấn trong các năm tiếp theo.

Trong khi đó, dự án sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất giai đoạn 2 kế hoạch sẽ sản xuất 2 triệu tấn HRC, cũng cần nguồn vốn lên đến 20.000 tỷ vốn cố định và 6.000 tỷ vốn lưu động. Đây là còn số không phải doanh nghiệp tư nhân nào cũng đủ tiềm lực để triển khai.

Hầu hết các công ty sản xuất tôn mạ, ống thép phải nhập nguyên liệu HRC từ nước ngoài, phải chịu thuế phí, rủi ro tỉ giá và thời gian giao hàng.

Mặc dù có xu hướng giảm nhẹ vào quý III/2018, giá HRC nhập khẩu vẫn ở mức cao 641 USD/tấn (năm 2017, giá HRC nhập khẩu ở quan mức 570 USD/tấn). Đây là nguyên nhân quan trong khiến kết quả kinh doanh của Hoa Sen trong 9 tháng đầu năm không được khả quan. Lợi nhuận thu về ngày một teo tóp, rơi vào mức thấp nhất trong 5 năm qua khi báo lãi hơn 82,8 tỷ đồng quý III/2018, giảm 69% so với cùng kỳ năm 2017.


Giá HRC 2017-2018. Nguồn Bloomberg/KISVN

Việc các nhà máy cán thép Việt Nam hướng đến việc tiêu thụ HRC nội địa thay vì nhập khẩu cũng nhằm tránh bị chính quyền Mỹ đưa vào danh sách bị áp thuế chống bán phá giá khi cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung vẫn còn đang căng thẳng.

Tháng 8 năm nay, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã quyết định khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm thép chống ăn mòn nhập khẩu từ Việt Nam do nghi ngờ có sự lẩn tránh thuế đối với sản phẩm thép nhập khẩu từ Hàn Quốc và Đài Loan.

Tin mới lên