Tài chính quốc tế

Giá tiền ảo hôm nay (10/9): 3-5 năm nữa, Blockchain sẽ được hải quan áp dụng

(VNF) - “Kỳ vọng 3-5 năm nữa, Blockchain sẽ được đưa vào lĩnh vực hải quan để thông qua một lộ trình nghiên cứu cụ thể”, ông Ngô Minh Hải – Phó cục trưởng Cục Quản lý giám sát hải quan (Tổng cục Hải quan) nói và nhấn mạnh để việc ứng dụng này triển khai thực tế nhanh hơn thì “ngành hải quan không thể đi một mình, mà cần sự đồng hành của nhiều bộ, ngành khác”.

Giá tiền ảo hôm nay (10/9): 3-5 năm nữa, Blockchain sẽ được hải quan áp dụng

Giá tiền ảo hôm nay (10/9): 3-5 năm nữa, Blockchain sẽ được hải quan áp dụng

Giá 10 loại tiền ảo vốn hóa lớn nhất thị trường hôm nay như sau:

Giá tiền ảo mới nhất sẽ được tiếp tục cập nhật trong các bản tin tiếp theo của VietnamFinance.

3-5 năm nữa, Blockchain sẽ được hải quan áp dụng

Hiện 100% hàng hóa xuất nhập khẩu trong hệ thống quản lý hải quan hiện nay được mã hóa, 100% tờ khai hải quan được làm tự động. Công nghệ, phần mềm hiện đại cũng được cơ quan này ứng dụng trong cơ chế hải quan một cửa. 

Tuy nhiên, trước làn sóng cách mạng công nghệ 4.0, ngành này cũng hướng tới “Customs tech”, nghĩa là ứng dụng những xu hướng công nghệ mới, như Blockchain, nhằm kiểm soát hàng hóa theo chuỗi trong kiểm tra chuyên ngành, thông quan hàng hóa.

“Kỳ vọng 3-5 năm nữa, Blockchain sẽ được đưa vào lĩnh vực hải quan để thông qua một lộ trình nghiên cứu cụ thể”, ông nói và nhấn mạnh để việc ứng dụng này triển khai thực tế nhanh hơn thì “ngành hải quan không thể đi một mình, mà cần sự đồng hành của nhiều bộ, ngành khác”.

Cũng theo ông Hải, song song với phát triển, áp dụng công nghệ mới nhằm giảm thiểu chi phí, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, Hải quan sẽ sớm có cơ chế bảo lãnh thông quan. Cơ chế này bước đầu sẽ được thí điểm từ năm 2020 dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của Liên minh Tạo thuận lợi Thương mại toàn cầu (GATF).

Nói cụ thể hơn, ông Eric Miller – cố vấn cao cấp GATF, cho biết bản chất của mô hình này là tách biệt việc thông quan, giải phóng hàng hoá tại cửa khẩu. Ở đó, doanh nghiệp được giải phóng hàng hóa, chỉ thực hiện các nghĩa vụ về thuế, yêu cầu điều kiện, giấy phép về kiểm tra chuyên ngành sau khi thông quan hàng hóa.

Tại Mỹ, hệ thống bảo lãnh thông quan điện tử được ứng dụng từ năm 1930 và hiện nhiều quốc gia khác như Canada, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển... cũng đã ứng dụng để tạo thuận lợi thương mại.

Các đơn vị xuất khẩu, nhập khẩu, thương nhân sử dụng hệ thống này sẽ được bảo đảm rằng họ tuân thủ tất cả các quy định của Chính phủ liên quan đến thương mại hàng hóa bao gồm: đóng thuế, thực hiện các yêu cầu điều kiện, giấy phép... Nhờ đó, hàng hóa khi làm thủ tục hải quan sẽ được giải phóng trong thời gian nhanh nhất.

Tin mới lên