Công nghệ

Công nghệ 911 mới nhận cuộc gọi cứu nạn thay tổng đài viên

Công nghệ này giúp xác định vị trí, gửi tin nhắn, phát video trực tiếp, truy xuất thông tin người bị nạn giúp xử lý các trường hợp khẩn cấp nhanh hơn 50%.

911 là số điện thoại thuộc Hiệp hội Đầu số khẩn cấp Quốc gia Mỹ. Ba số này đã giúp 240 triệu người Mỹ giải quyết các vấn đề khẩn cấp mỗi năm. Tuy vậy thời gian phản hồi của hệ thống này vẫn còn khá chậm. Thời gian phản hồi trung bình của đầu số 911 trong năm 2018 là 10 phút.

Hệ thống 911 được Mỹ thành lập năm 1967 với sự hợp tác của Bell Labs, tiền thân của nhà mạng AT&T và Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC). 911 nhận những cuộc gọi đầu tiên vào năm 1968. Đến nay nó vẫn sử dụng và quản lý bằng nền tảng viễn thông cũ, lỗi thời.


Các hệ thống 911 cũ chỉ xác định vị trí người gọi trong 3/4 dặm vuông. Ảnh:Getty.

Điều đó không chỉ giảm độ chính xác và thời gian phản hồi mà còn cho thấy sự thiếu cập nhật hệ thống 911 của chính phủ.

Tháng 3, cơ quan lập pháp Rhode Island công bố việc thâm hụt ngân sách 68% do tiểu bang này dùng tiền nâng cấp 911 cho những việc khác. Việc này dẫn tới hệ thống 911 của Rhode Island không thể định vị GPS người gọi mà chỉ có thể xác định vị trí trong khoảng 3/4 dặm vuông.

Carbyne, nền tảng cung cấp các dịch vụ gọi khẩn cấp của Israel đã tạo ra một hệ thống gọi khẩn cấp có thể rút ngắn 50% thời gian phản hồi các vụ cứu hộ khẩn. Những khách hàng đầu tiên của công ty là Fayette County, Georgia, Nice, Pháp, Israel và Mexico.

"Công nghệ 911 mới của chúng tôi cho phép xác định chính xác vị trí, gửi văn bản, phát video trực tiếp, nhận thông tin và thu thập thông tin của người gọi từ hệ thống dữ liệu lớn chỉ trong vài giây. Tất cả các bước này giúp rút ngắn thời gian phản hồi, tối đa hóa tài nguyên ngay cả khi không có nhân viên 911 nhấc máy hỗ trợ", Elichai nói.


Trong thời gian hạn chế, các tổng đài viên 911 khó có thể đưa ra những quyết định hoàn toàn chính xác. Ảnh: Sun News.

Theo Elichai, tổng đài viên 911 thường phải điều phối công việc rất khắt khe với thời gian giới hạn. Vì vậy lượng thông tin họ tiếp nhận thường không đầy đủ để đưa ra phản ứng chính xác.

Năm 2016, Đan Mạch đã sử dụng AI cho việc nhận diện giọng nói từ một startup có tên Corti. Hệ thống này giúp các nhân viên 911 có thể lựa chọn các câu hỏi phù hợp để chẩn đoán nhanh các cuộc gọi cấp cứu.

AI này giúp các nhân viên đưa ra các quyết định sống còn nhanh hơn từ việc phân tích từ ngữ, hơi thở của người gọi. Sau khi thử nghiệp ở 161.000 trường hợp, nó cho độ chính xác 97% trong khi con người chỉ 73%.

Trong trận cháy lớn nhất lịch sử Mỹ, Camp Fire ở Bắc California, startup Edgybees đã dùng công nghệ thực tế tăng cường (AR) từ các thiết bị không người lái để vẽ lại bản đồ 3D, cung cấp cho mọi người những phản ứng nhanh hơn dựa trên những gì diễn ra trong thời gian thực.

Xem thêm >> Iran sẽ tiếp tục xuất khẩu dầu thô bất chấp sự cản trở của Mỹ

Tin mới lên