Bất động sản

Cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu chính thức được khánh thành

(VNF) - Cầu Vàm Cống là cầu dây văng thứ 2 vượt sông Hậu và là cây cầu dây văng thứ 5 ở Miền Tây. Đây cũng là cây cầu thứ 9 có giá trị nghìn tỷ được khánh thành thông xe tại vùng ĐBSCL từ năm 2000 đến nay.

Cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu chính thức được khánh thành

Cầu Vàm Cống vượt sông Hậu chính thức khánh thành vào ngày 19/5

Sáng 19/5, cầu Vàm Cống vượt sông Hậu chính thức khánh thành và thông tuyến từ Bình Phước về đến TP. Cần Thơ, qua đó rút ngắn thời gian và cự ly từ các tỉnh Kiên Giang, An Giang và Cần Thơ đi TP.HCM cũng như các tỉnh miền Đông Nam Bộ như Bình Dương, Bình Phước.

Công trình được thực hiện từ nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ Hàn Quốc 200 triệu USD và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Cầu Vàm Cống thuộc dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mê Kông, do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư và được khởi công từ tháng 11/2013.

Đây là công trình dài gần 3km, đường dẫn dài gần 6km, quy mô 4 làn xe ô tô và 2 làn xe thô sơ do công ty tư vấn thiết kế Hàn Quốc thực hiện. Trụ tháp của cầu hình chữ H cong, cao đến 143,9m.

Cầu Vàm Cống là cầu dây văng thứ 2 vượt sông Hậu và là cây cầu dây văng thứ 5 ở Miền Tây. Đây cũng là cây cầu thứ 9 có giá trị nghìn tỷ được khánh thành thông xe tại vùng ĐBSCL từ năm 2000 đến nay.

Sau khi khánh thành, cầu Vàm Cống được kỳ vọng là sẽ góp phần quan trọng để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho cả vùng ĐBSCL. Ngày cầu Vàm Cống khánh thành cũng là ngày khép lại sứ mệnh lịch sử trăm năm của phà Vàm Cống.

Dưới đây là một số hình ảnh về cầu Vàm Cống trong ngày khánh thành:

Cắt băng khánh thành, thông xe cầu Vàm Cống 

Cầu Vàm Cống là cầu dây văng thứ 2 vượt sông Hậu

Hàng vạn người dân vui mừng lần đầu tiên đi qua cầu Vàm Cống

Cầu Vàm Cống được kỳ vọng là sẽ góp phần quan trọng để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho cả vùng ĐBSCL

Kể từ đây, sứ mệnh lịch sử trăm năm của phà Vàm Cống cũng sẽ khép lại.

Tin mới lên