Hồ sơ VNF

Báo cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2018

(VNF) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư của các bộ, ngành trung ương, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty.

Báo cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2018

Việc thực hiện đầu tư công vẫn còn một số hạn chế.

Tình hình triển khai thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư

Theo báo cáo, về tình hình thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư, tính đến ngày 27/3/2018 trên hệ thống thông tin của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhận được Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2018 của 105/123 cơ quan, đạt 85,36%. Trong đó, có 60 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 24 cơ quan Bộ và tương đương, 6 cơ quan thuộc Chính phủ, 15 tập đoàn kinh tế, tổng công ty 91.

Đáng chú ý, trong 18 cơ quan không báo cáo hoặc có bản dự thảo báo cáo nhưng chưa duyệt chính thức thì Ủy ban Dân tộc đã có đến 03 kỳ liên tiếp không thực hiện báo cáo (năm 2016, năm 2017, năm 2018).

Cũng theo báo cáo, tính đến ngày 31/3/2019, trên Hệ thống thông tin của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có thông tin cập nhật của 24.793 dự án sử dụng vốn nhà nước trên tổng số 56.832 dự án thực hiện trong kỳ, đạt tỷ lệ 43,53%.

Tuy nhiên, tại hầu hết các cơ quan, các dự án thuộc quyền quản lý vẫn chưa được cập nhật hoặc cập nhật chưa đầy đủ trên hệ thống. Các cơ quan có số dự án cập nhật trên hệ thống thấp có thể kể đến như Hà Nội, Lào Cai, Khánh Hoà, Nghệ An, Ninh Thuận, Tập đoàn Than khoán sản Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công tu Hàng không Việt Nam...

Tình hình thực hiện hoạt động đầu tư

Theo báo cáo, các bộ, ngành Trung ương và các địa phương đang tổ chức triển khai thực hiện các dự án thành phần, các dự án đầu tư thuộc các chương trình đầu tư công.

Việc lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án thành phần thuộc chương trình bảo đảm đúng trình tự, thẩm quyền. Quá trình lập, thẩm định, phê duyệt các dự án, các cơ quan thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành, tuân thủ quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, quá trình triển khai thực hiện dự án cơ bản chấp hành các quy định hiện hành về quản lý đầu tư. Các nhà thầu thực hiện đáp ứng năng lực, kinh nghiệm để thực hiện các gói thầu, tiến độ thực hiện các gói thầu cơ bản đáp ứng được tiến độ thực hiện dự án.

Tuy nhiên, việc thực hiện đầu tư công vẫn còn một số hạn chế. Cụ thể, các chương trình đầu tư công cần nguồn vốn đầu tư lớn để thực hiện, trong khi ngân sách nhà nước hỗ trợ chưa đáp ứng nhu cầu, việc tham gia đóng góp từ nhân dân, doanh nghiệp còn nhiều khó khăn.

Mặt khác, do đặc điểm các chương trình đầu tư công hỗ trợ các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai mưa lũ, sạt lở.... trình độ nhận thức và năng lực cán bộ cơ sở còn hạn chế; nguồn thu trên địa bàn thấp, suất đầu tư các công trình hạ tầng cao, việc thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư trên địa bàn gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, năng lực quản lý đầu tư của các chủ chương trình, chủ đầu tư còn hạn chế.

Quý độc giả quan tâm có thể xem chi tiết hơn về Báo cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2018 tại đây.

Tin mới lên