Tài chính

Tin chứng khoán 18/9: 'Đọc vị' cổ phiếu VNM qua phân tích kỹ thuật

(VNF) - Phân tích kỹ thuật chỉ ra rằng cổ phiếu VNM đang trong xu hướng tăng xét cả theo ngày, theo tuần và theo tháng.

Tin chứng khoán 18/9: 'Đọc vị' cổ phiếu VNM qua phân tích kỹ thuật

Cổ phiếu VNM của Vinamilk đã giảm khá sâu so với hồi đầu năm

Tin chứng khoán: Kỳ vọng cổ phiếu VNM phục hồi

Sau khi đạt  đỉnh ở 175.000 đồng/cổ phiếu ở thời điểm đầu năm 2018, giá cổ phiếu VNM của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã điều chỉnh mạnh, liên tục mất các ngưỡng hỗ trợ quan trọng, rơi thủng ngưỡng MA100 tuần và chạm đáy ở mức giá 122.000 đồng, tương đương với mức chiết khấu giá 30%.

So với thị trường chung và cổ phiếu cùng ngành, VNM có mức điều chỉnh khá sâu (hơn 20% kể từ đầu năm).

Về ngắn  hạn, VNM đã có 6 phiên tăng giá trong 7 phiên gần đây với khối lượng thanh khoản liên tục tăng.  

Theo phân tích của Công ty Chứng khoán MB (MBS), đóng cửa phiên 14/9, giá cổ phiếu VNM chính thức breakout thành công kênh giảm giá từ giữa tháng 3 với khối lượng thanh khoản vượt trung bình 20 phiên. Chỉ báo xu hướng MACD cắt và phân kỳ bên trên đường tín hiệu, kết hợp chỉ báo RSI bật tăng mạnh từ vùng quá bán, cho thấy khả năng cổ phiếu sẽ tiếp tục đà tăng giá trong các phiên tới.

Về các đường trung bình, VNM đã vượt qua các đường trung bình ngắn hạn và trung hạn như MA5, MA10, MA20 hay MA50 ngày.

Biểu đồ phân tích kỹ thuật cổ phiếu VNM. Nguồn: MBS

Về trung hạn, MBS nhận định, VNM sẽ gặp kháng cự ở vùng 153.800 đồng (đây là vùng kết hợp MA200 ngày và ngưỡng Fibonacci 161,8%), sau một thời gian tăng trưởng khá mạnh, VNM có thể thoái lui về mức 147.000 đồng trước khi breakout ngưỡng kháng cự mạnh này.

Với những tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn khả quan, MBS khuyến nghị Mua đối với VNM với giá mục tiêu 160.000 đồng/cổ phiếu (kỳ vọng tăng 17,6%), ngưỡng kháng cự 173.000 đồng và ngưỡng hỗ trợ 130.000 đồng.

Phiên 18/9, VN-Index tiếp tục tích lũy?

Phiên 17/9, VN-Index giảm nhẹ sau 7 phiên tăng liên tiếp, chỉ số giảm 3,73 điểm (-0,38%) về mức 987,61 điểm. VN30-Index giảm mạnh hơn với 6,54 điểm (-0,68%), về còn 953,79 điểm.

VIC giảm 2% là nguyên nhân chính kéo lùi các chỉ số sàn HoSE, riêng với VN-Index đã lất mất 2 điểm.

Mặc dù VNM tăng thêm 2,3% nhờ khối ngoại đẩy mạnh mua ròng 82,6 tỷ đồng, tuy nhiên, VNM chỉ giúp hạn chế mức giảm của chỉ số trước áp lực từ các cổ phiếu vốn hóa lớn khác như VCB (-1,7%), BVH (-3,8%) và BID (-1,9%). Dầu khí là ngành hiếm hoi có diễn biến khởi sắc trong phiên hôm nay nhờ giá dầu WTI hồi phục trở lại, trong đó PVD bứt phá với mức tăng 5,5%. Nhiều cổ phiếu vốn hóa vừa cũng thu hút được dòng tiền trong phiên đầu tuần, đáng chú ý có TCM (+3,9%) và VHC (+4,7%).

Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) nhận định, VN-Index đã có phiên giao dịch giảm điểm với cây nến ngày là nến giảm với bóng nến trên, tiếp tục cây nến thân nhỏ thứ tư đi ngang. Tín hiệu cho thấy sức cầu tiếp tục chững lại, tuy nhiên vẫn thể hiện thế chủ động. Tâm lý nhà đầu tư nhìn chung vẫn ổn định do thanh khoản không biến động nhiều so với phiên liền trước cũng như nền khối lượng giao dịch tuần.

"Diễn biến đi ngang của VN-Index có khả năng còn tiếp diễn quanh mức 970-995, chỉ số sẽ tiếp tục tích lũy hỗ trợ tạo đà cho xu hướng tăng tiếp theo", SSI cho hay.

Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), áp lực chốt lời gia tăng khi chỉ số tiếp cận mốc 1000 điểm. Trong các phiên tới, áp lực bán có thể vẫn còn tiếp diễn khiến chỉ số cần thêm thời gian tích lũy trước khi hồi phục trở lại

>>> Xem thêm Series Tin chứng khoán

Tin mới lên