Nhân vật

Sếp Uber và nguyên tắc 'yêu như gia đình, vận hành như đội bóng'

Sếp Uber và nguyên tắc 'yêu như gia đình, vận hành như đội bóng'

Ông Dũng Đặng - Giám đốc Uber tại Việt Nam

Câu chuyện dưới đây của anh Dũng Đặng - Giám đốc điều hành (General Manager) của Uber tại Việt Nam - chia sẻ trong một talkshow mang tên Lò xo sẽ cho bạn một bài học thú vị về quản trị nhân sự trong công ty.

Bên cạnh lương, thưởng thì một yếu tố cần thiết để một nhân viên gắn bó với công ty là tình yêu với công việc hay thứ văn hóa trong nội bộ mà công ty đó xây dựng. Đôi khi, yếu tố này lại quan trọng hơn tất thảy, đặc biệt nếu như bộ máy nhân sự của công ty đều là những người trẻ, ham học hỏi và vẫn chưa quá coi trọng bài toán về tiền bạc.

Đối với một startup, ví dụ như Uber những ngày đầu tới Việt Nam, điều này sẽ lại càng đóng vai trò trọng yếu. Điều hành một công ty yêu cầu sự tinh tế trong cách dụng nhân, anh Dũng Đặng chia sẻ rằng "Nghệ thuật quản lý vừa giống như một nghệ thuật, vừa giống như một môn khoa học".

Tại buổi talkshow, anh chia sẻ về một quyết định khó khăn trong quá trình điều hành nhân sự của mình tại Uber Việt Nam. Anh nói:

"Tất nhiên sẽ có những giai đoạn mà mình phải đưa ra những quyết định rất rất khó và quyết định khó nhất là buộc ai đó phải nghỉ việc. Đó không phải một câu trả lời sai hay đúng, đơn giản chỉ là vấn đề người nhân viên đó và công ty có còn hợp với nhau nữa hay không".

Anh chia sẻ cụ thể thêm về tình huống 'đuổi người' này. Điều bất ngờ, nhân viện bị buộc phải rời đi lại đã từng là một nữ nhân viên xuất sắc của Uber Việt Nam

"Ví dụ, một trong số những quyết đinh khó khăn nhất là tôi đã phải cho một bạn nghỉ tại Uber. Bạn đó đã gắn với Uber từ ngay những ngày đầu. Hai bên rất thích nhau, em phỏng vẫn trực tiếp và đã rất thích bạn ấy ngay từ những ngày đầu".

"Ở những thời điểm đầu, bạn ấy đã làm việc rất tốt, lăn xả, chịu khó làm việc tới tận khuya. Thậm chí, bàn ấy còn ở lại văn phòng hàng đêm hàng ngày, mang cả chăn lên để ngủ, mang theo bàn chải, kem đánh răng để sinh hoạt. Đặc biệt, bạn đó còn là nữ, cho nên những điều như trên không phải là đơn giản".

Thế nhưng, có năng lực nội tại tốt là một câu chuyện, còn việc giữ được tình yêu công việc cho luôn đủ, để cho chính công ty cảm thấy cả hai vẫn còn hợp với nhau lại là câu chuyện khác. Anh Dũng Đặng chia sẻ về bước ngoặt với nữ nhân viên này trong chặng đường làm việc tại Uber Việt Nam:

"Sau một thời gian, bạn ấy không còn giữ được tình yêu với công việc nữa và đó hoàn toàn không phải lỗi của bạn ấy. Dòng chảy cuộc đời luôn luôn chảy và ai cũng phải thay đổi".

"Em đã ra một quyết định mà điều quan trọng là nó tốt cho tất cả các bên. Nếu như công ty không còn hợp với hoặc bạn ấy không còn hợp với công ty thì tốt nhất là nhà quản lý nên ra một quyết định".

Bài học mà các giám đốc nhân sự, các nhà quản trị hay đơn giản là các leader trong các nhóm ở đây học được là gì ?

Đó là việc hãy để cho tình cảm và lý trí rạch ròi với nhau. Một nhân viên, dù đã từng xuất sắc đến cỡ nào trong quá khứ, nhưng nếu hiện tại màn thể hiện là kém cỏi thì vẫn cần bị thay thế. Tất cả những hành động này dùng để phục vụ mục đích cao nhất chính là lợi ích của công ty.

Một câu chuyện tương tự là trong bóng đá, chắc ai cũng biến đến Iker Casillas, công thần - người gác đền của đội tuyển bóng đá quốc gia Tây Ban Nha suốt hơn một thập kỷ. Thế nhưng, chỉ với một mùa giải sa sút, Casillas đã bị thay thế bằng một thủ môn ít kinh nghiệm và trẻ hơn.

Tất nhiên, hình tượng của Casillas vẫn được cả đất nước Tây Ban Nha tôn trọng và nhớ đến. Tuy nhiên, "dù chúng ta có quý nhau đến mấy nhưng nếu phong độ của một người không tốt thì không thể để phong độ ấy ảnh hưởng đến cả một đội bóng, hay của một công ty đươc" - anh Dũng Đặng chia sẻ.

Dũng Đặng tiếp câu chuyện của mình: "Có một câu nói của anh Giám đốc vùng Uber mà ai cũng nhớ. Đó là khi một nhân viên hỏi anh: "Các thành viên trong Uber là một gia đình, điều đó có đúng không?"

"Câu trả lời anh đưa ra là 'Yes and No' - Đúng và Không: Chúng ta yêu quý nhau như một gia đình nhưng chúng ta vận hành công ty như một đội bóng"

Ở một đội bóng, đẳng cấp được ghi nhận nhưng thứ mà người ta cần ở mỗi cầu thủ khi ra sân là phong độ chói sáng. Nếu một cầu thủ xuất sắc như Ronaldo nhưng có tới 10 trận liên tiếp 'tịt ngòi' thì có lẽ cũng không có huấn luyện viên nào quyết định điền tên anh ta vào danh sách thi đấu cả.

"Mỗi thành viên có nghĩa vụ cao hơn bản thân mình là công ty và sứ mệnh công ty. Khi chúng ta không đạt được sự thể hiện như công ty kỳ vọng hoặc như mục tiêu của công ty thì chúng ta nên 'lùi lại một bước', hoặc chính công ty khiến bạn phải 'lùi lại một bước'" - vị giám đốc điều hành của Uber tại Việt Nam chia sẻ ở cuối.

Tin mới lên