Tài chính

SBT 'trần tình' việc hồi tố khoản thuế gần 58 tỷ đồng

(VNF) - Công ty Cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa (HoSE: SBT) mới đây đã có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM giải trình hồi tố lợi nhuận chưa phân phối giữ lại và biến động lợi nhuận so với cùng kỳ trong Báo cáo tài chính niên độ 2017 – 2018.

SBT 'trần tình' việc hồi tố khoản thuế gần 58 tỷ đồng

Thành Thành Công - Biên Hòa mới đây đã có văn bản giải trình việc hồi tố khoản thuế gần 58 tỷ đồng trong báo cáo tài chính. (ảnh minh họa)

Cụ thể, đối với biến động hồi tố trên chỉ tiêu lợi nhuận giữ lại, SBT cho biết trên báo cáo tài chính niên độ kết thúc ngày 30/6/2018 vừa mới được phát hành của công ty có ghi nhận 1 khoản hồi tố vào số dư đầu kỳ của chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước” với tổng giá trị là gần 58 tỷ đồng.

Lý do được SBT đưa ra là “ngày 19/1/2016, công ty có nhập khẩu 10.000 tấn đường thô, theo loại hình E31 - nhập nguyên liệu sán xuất xuất khấu, để sản xuất đường tinh luyện xuất khẩu theo hình thức xuất, nhập khẩu tại chỗ. Khi nhập khẩu, công ty đã nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng với tổng số tiền là hơn 64 tỷ đồng (trong đó tiền thuế nhập khẩu là gần 58 tỷ đồng)".

SBT cho hay khi xuất nhập khấu theo hình thức xuất khẩu tại chỗ, công ty đã xin và được Bộ Công thương cấp C/O form D theo đúng hướng dẫn tại Công văn 1744/TCHQ- GSQL và các văn bản khác có nội dung liên quan, C/O này được cung cấp cho doanh nghiệp nhập khẩu để doanh nghiệp nhập khẩu đàm bảo đủ điều kiện được hường thuế suất nhập khâu ưu đãi dặc biệt theo quy định tại Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).

Công ty cũng thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; xin cấp C/O form D theo đúng quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dần có nội dung liên quan.

SBT cũng cho biết do thị trường khó khăn và hết thời gian ân hạn (275 ngày theo quy định), công ty vẫn chưa tìm được đối tác để xuất khẩu cho các lô hàng này nên công ty đã ghi nhận tờ khai theo hình thức tiêu thụ nội địa và công ty đã đóng thuế nhập khẩu vào ngày 14/9/2016. Sau đó công ty đã tìm được đối tác để xuất khẩu các lô hàng này theo hình thức xuất - nhập khẩu tại chỗ.

Đến ngày 23/3/2017, SBT nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế đối với số tiền thuế nhập khẩu là gần 58 tỷ đồng. Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh và các cơ quan liên quan cũng đã thực hiện kiểm tra hồ sơ hoàn thuế của SBT tại trụ sở công ty theo Biên bán kiêm tra sổ 06/BB-TKT ngày 30/6/2017.

Đến ngày 17/11/2017, Cục Hải quan tinh Tây Ninh đã có văn bản phản hồi SBT rằng Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh đang xin ý kiến chỉ đạo của Tổng cục Hải quan về việc xử lý hoàn thuế nhập khẩu cho Công ty.

Công ty nhận định do chính sách thuế có sự giao thoa giữa quy định cũ và quy định mới dẫn đến cần có sự hướng dẫn áp dụng chi tiết từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc hoàn thuế nhập khẩu đối với lô hàng này và thực tế, công ty vẫn đang tiến hành thủ tục để hoàn số thuế nhập khẩu nêu trên. Vì vậy, trong Báo cáo tài chính niên độ 2016 - 2017, công ty vẫn ghi nhận khoản thuế nhập khẩu này như một khoản tài sản trên Báo cáo tài chính (ghi nhận ở chi tiêu thuế phải thu nhà nước do đã tạm nộp).

Tuy nhiên đến kỳ báo cáo tài chính niên độ 2017 - 2018, theo quan điểm của kiểm toán thì khoản thuế nhập khẩu này không được hoàn do trường hợp này chưa được pháp luật quy định một cách rõ ràng nên kiểm toán đã yêu cầu điều chỉnh hồi tố vào số dư đầu kỳ của chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm trước. Công ty cũng đã đồng ý với việc điều chỉnh này.

Cũng theo SBT, do thời điểm phát hành báo cáo tài chính niên độ 2016 - 2017, công ty vẫn đang trong quá trình làm thủ tục xin hoàn thuế nên vẫn ghi nhận khoản thuế này trên Báo cáo tài chính như một khoản phải thu.

Sang niên độ kế toán 2017 - 2018, công ty nhận vẫn chưa nhận được thông báo của cơ quan nhà nước về việc hoàn khoản thuế nhập khẩu này nên công ty đã điều chỉnh vào số dư chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm trước trên báo cáo tài chính niên độ 17-18 để phản ảnh đúng tính đúng kỳ của khoản thuế nhập khẩu nói trên.

Đối với việc điều chỉnh hồi tố, công ty xác định việc điều chỉnh hồi tố áp dụng theo điều 23 của chuẩn mực kế toán số 29. Theo đó, ảnh hưởng của kỳ trước (ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế) được điều chỉnh vào chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước trong Báo cáo tài chính phát hành cho năm nay.

Tin mới lên