Tài chính tiêu dùng

'Phổ cập' thanh toán điện tử: Doanh nghiệp ngoại lấn sân

Hôm qua 11/9, Công ty TNHH Grab (Grab) và Công ty Cổ phần công nghệ và dịch vụ Moca (Moca) công bố hợp tác chiến lược nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trên nền tảng Grab tại Việt Nam.

'Phổ cập' thanh toán điện tử: Doanh nghiệp ngoại lấn sân

Ảnh minh hoạ.

Người dùng ứng dụng Grab cũng sẽ sớm có thể sử dụng đầy đủ các dịch vụ thanh toán do Moca phát triển bao gồm thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại di động, thanh toán tại các cửa hàng bán lẻ (bao gồm các chuỗi McDonald’s và 7-Eleven). Đây chỉ là một đơn vị mới tham gia vào thị trường thanh toán điện tử Việt Nam nói chung và là minh chứng cho thấy thị trường này vẫn đang có sức hút rất lớn.

Hàng loạt doanh nghiệp trong và ngoài nước đã tham gia cung cấp nhiều dịch vụ tài chính liên quan như ví điện tử, cho vay ngang hàng, cổng thanh toán trung gian... Chỉ riêng số lượng ví điện tử tại Việt Nam đã phát triển mạnh trong thời gian gần đây với gần 10 triệu người sử dụng. Năm 2009, giá trị giao dịch qua ví điện tử mới đạt con số 5 tỷ đồng thì mức tăng trưởng vào năm 2016 đạt 53.109 tỷ đồng.

Đáng chú ý, sự gia tăng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thanh toán có vốn nước ngoài ngày càng nhiều thông qua việc góp vốn, mua lại đơn vị trong nước hoặc hợp tác với nhau… Ví dụ, Công ty Cổ phần M_Service (đơn vị sở hữu Ví điện tử MoMo) đã nhận 2 khoản đầu tư từ Quỹ đầu tư Standard Chartered Private Equity và Ngân hàng đầu tư toàn cầu Goldman Sachs với tổng trị giá 28 triệu USD.

Hay Tập đoàn NTT Data của Nhật đã mua 64% vốn của Payoo. Tương tự, 90% vốn của Công ty Cổ phần 1Pay đã thuộc về tay Tập đoàn TrueMoney đến từ Thái Lan. Hay Công ty Cổ phần thanh toán Việt NamPT Epay có 65% vốn sở hữu thuộc quỹ đầu tư của Hàn Quốc.

Các đơn vị như Bảo Kim, Ngân Lượng, ZaloPay… cũng đều có dòng vốn đầu tư ngoại tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua công ty mẹ. Thậm chí hai ví điện tử lớn nhất của Trung Quốc là WeChat Pay đã hợp tác với ví điện tử trong nước Vimo và Alipay (dịch vụ thanh toán thuộc Tập đoàn Alibaba) hợp tác với Công ty Cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS)...

WeChat Pay và Alipay là hai ví điện tử đang thống trị thị trường thanh toán điện tử ở Trung Quốc với đà tăng trưởng đến 20 lần trong 4 năm liên tiếp, đạt gần 2.000 tỷ USD vào năm 2016 và có tổng số gần 1 tỷ người sử dụng thường xuyên.

Hiện tại, WeChat Pay và Alipay chưa cạnh tranh trực tiếp với các ví điện tử nội. Nếu như hai ví ngoại này thật sự bước chân vào Việt Nam sẽ có thể khiến cho các doanh nghiệp trong nước phải chật vật hơn để giữ chân khách hàng.

TS. Bùi Quang Tín cho rằng nếu các ngân hàngvn và doanh nghiệp trong nước chậm chân, miếng bánh lớn của thị trường béo bở này sẽ lọt vào tay các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh việc thị phần và doanh thu, lợi nhuận của Việt Nam bị mất đi thì còn có những hệ lụy khác như khó kiểm soát trong các hoạt động thanh toán “lậu”.

Ví dụ cổng thanh toán VNPT Epay tham gia vào đường dây đánh bạc nghìn tỷ đồng qua mạng Rikvip bị phát hiện, nhưng phía Việt Nam vì không tham gia điều hành nên không biết việc vi phạm đó.

Tin mới lên