Tài chính quốc tế

Mỹ - Trung xung đột thương mại, các nước châu Á lại chịu 'thiệt thòi'

(VNF) - Theo lời cảnh báo của các chuyên gia, các nền kinh tế châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc và Đông Nam Á sẽ có thể phải chịu ảnh hưởng nặng nề nếu căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục gia tăng.

Mỹ - Trung xung đột thương mại, các nước châu Á lại chịu 'thiệt thòi'

Mỹ - Trung xung đột thương mại, các nước châu Á lại phải chịu 'thiệt thòi'

Những quốc gia này nằm trong số các nhà xuất khẩu "hàng hóa trung gian"  lớn nhất sang Trung Quốc – bao gồm chip bán dẫn và màn hình. Các thành phần này thường được sản xuất tại các địa điểm khác nhau trên khắp châu Á trước khi chúng được gửi đến Trung Quốc để lắp ráp thành các sản phẩm như điện thoại di động và máy tính. Sau đó, các sản phẩm hoàn chỉnh sẽ được vận chuyển đến các thị trường tiêu thụ cuối cùng như Hoa Kỳ.

Trung Quốc là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Trung Quốc và Hoa Kỳ đã liên tiếp đưa ra những lời đe dọa nâng mức thuế đối với các sản phẩm của cả hai bên. Hiện tại, danh sách chính thức các hàng hóa sẽ chịu thuế chưa được công bố. tuy nhiên, theo các chuyên gia tại J.P. Morgan, các sản phẩm có khả năng nằm trong danh sách nói trên phần lớn là hàng điện tử và công nghệ cao.

Điều đó có nghĩa là một khi thuế do Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất có hiệu lực sẽ dẫn đến sự sụt giảm xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ. Và như một hiệu ứng lan truyền, phần còn lại của châu Á cũng sẽ chịu những ảnh hưởng nhất định.

"Theo bản chất , các sản phẩm đó phụ thuộc rất nhiều vào một chuỗi cung ứng tích hợp chặt chẽ. Nếu một mắt xích trong chuỗi cung ứng bị gián đoạn, nó sẽ lan truyền một cú sốc thương mại cho toàn bộ khu vực", các chuyên gia phân tích tại J.P. Morgan cho biết.

Mối đe dọa đó đang “đè nặng” lên các thị trường mới nổi, bao gồm cả các thị trường ở châu Á, vốn đang chịu sự chảy ra của các dòng vốn, và các đồng nội tệ trở nên yếu dần đi.

Đến cuối ngày thứ Ba, đồng TWD của Đài Loan đã giảm giá khoảng 1,7% so với đầu năm, dừng ở mức 1,3567 TWD/USD, trong khi đồng KRW của Hàn Quốc đã giảm 4,2%, xuống 1.110,89 KRW/USD trong cùng kỳ. Tại Đông Nam Á, đồng tiền của Singapore giảm 1,5% xuống còn 1,3567 SGD/USD, và đồng baht của Thái Lan giảm 0,6% xuống còn 32,73 THB/USD trong cùng khung thời gian.

Tất cả các đồng tiền châu Á hôm thứ ba đều đạt mức thấp nhất so với đồng USD trong vòng 7 tháng qua, sau khi căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới leo thang.

Nhưng cho đến khi hai bên chính thức công bố các hàng hóa chịu thuế nhập khẩu, rất khó để định lượng được tác động thực tế mà các nền kinh tế châu Á có thể nhận. Trong thực tế, thiệt hại cũng có thể nhỏ hơn dự kiến ​​vì Trung Quốc là nhà cung cấp chính của không ít hàng hóa được ưa chuộng tại Mỹ, theo Gareth Leather, chuyên gia kinh tế học cấp cao về châu Á tại Capital Economics.

Các nền kinh tế châu Á khác cũng sẽ có cơ hội để tiến sâu vào thị trường Mỹ và Trung Quốc

"Người tiêu dùng Mỹ sẽ gặp khó khăn trong việc tìm những sản phẩm thay thế cho hàng hóa mà họ hiện đang mua từ Trung Quốc, ít nhất là trong ngắn hạn. Hơn nữa, nếu xét về góc độ cơ hội cho các nước khác có thể tiến sâu vào thị trường Mỹ, các nhà xuất khẩu châu Á có khả năng được hưởng lợi từ bất kỳ sự thay đổi nào trong nhu cầu của người Mỹ", ông nói.

Tin mới lên