Công nghệ

Luật sư Nguyễn Kiều Hưng: 'Cần lấp lỗ hổng pháp lý về 'xe ôm công nghệ'

Vài năm trở lại đây, cùng với sự có mặt của những tên tuổi lớn như Grab, Uber, Go - Viet, số lượng "xe ôm công nghệ", shipper và vận chuyển hàng hóa bằng xe mô tô gia tăng chóng mặt.

Luật sư Nguyễn Kiều Hưng: 'Cần lấp lỗ hổng pháp lý về 'xe ôm công nghệ'

Cần lấp lỗ hổng pháp lý về 'xe ôm công nghệ'

Tuy nhiên, sẽ chẳng bao giờ có một con số cụ thể được đưa ra, bởi Việt Nam hiện chưa có một cơ chế quản lý nào dành cho loại hình vận tải này. Do rào cản gia nhập ngành gần như bằng không, chưa có một cơ chế quản lý cụ thể nên nghề xe ôm, “xe ôm công nghệ” và vận tải hàng hóa bằng xe hai bánh mang nặng tính tự phát.

Xe ôm công nghệ hay các loại hình vận chuyển khác bằng xe máy chính là miếng bánh béo bở dễ khai thác của cả doanh nghiệp lẫn lái xe. Với doanh nghiệp, đây là thị phần tiềm năng với hàng triệu lượt khách hàng trong khi không bị “soi” hay quản lý nhiều như taxi. Số lượng lái xe ôm công nghệ không nằm trong diện bị hạn chế. Với các lái xe, đây là công việc khá hấp dẫn khi có chi phí đầu tư thấp, thủ tục đơn giản và nhiều khách.

Rõ ràng, đang tồn tại lỗ hổng về pháp lý trong việc quản lý các lái xe như GrabBike, Gobike và vận chuyển hàng hóa bằng xe máy.

Hiện nay, chúng ta mới chỉ có Nghị định số 86/2014 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có quy định về điều kiện kinh doanh bằng xe hai bánh. Khi đã thấy có lỗ hổng về pháp lý, rất cần sự nghiên cứu để bổ sung cho hoàn thiện.

Vận chuyển hành khách và hàng hóa bằng xe máy là ngành nghề không có địa chỉ kinh doanh rõ ràng vì lái xe kinh doanh dưới hình thức cá nhân. Mà cá nhân người chạy xe lại không bị ràng buộc về điều kiện phải đăng ký kinh doanh. Bản thân Grab, Go-Viet hay ứng dụng nào đó cũng chỉ kinh doanh dựa vào nền tảng ứng dụng gọi xe nên rất khó quản lý. Cần phải có sự nghiên cứu kỹ để ban hành quy định quản lý và hướng trực tiếp đến đối tượng chính là đơn vị cung cấp ứng dụng chứ không chỉ tập trung vào các tài xế.

Tin mới lên