Diễn đàn VNF

'Chúng ta cần làm gì để chống lại cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo?'

(VNF) - Mười năm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, các chuyên gia tài chính, các nhà đầu tư, nhà quản lý, chính phủ các nước...dấy lên quan ngại về chu kỳ "khủng hoảng kinh tế 10 năm" và nguy cơ về một cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo. 

'Chúng ta cần làm gì để chống lại cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo?'

Henry Paulson, Ben Bernanke và Timothy Geithner đã làm việc với các nhà quản lý và các quan chức khác để ổn định nền kinh tế Mỹ trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008

Ngày 15/9/2008, Ngân hàng Lehman Brothers Holdings (Mỹ) nộp đơn xin phá sản sau 158 năm hoạt động, để lại một khoản nợ khổng lồ gần 700 tỷ USD. Cùng ngày, một tập đoàn ngân hàng lớn khác của Mỹ là Merrill Lynch tuyên bố sáp nhập với Bank of America do thua lỗ từ cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp nhà ở cũng tại Mỹ.

"Vết dầu loang" Lehman Brothers đã khiến hệ thống tài chính thế giới hỗn loạn, kéo theo cỗ xe kinh tế toàn cầu suy giảm nghiêm trọng.

VietnamFinance trân trọng gửi tới độc giả góc nhìn của những "người trong cuộc" về bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, đó là các tác giả Ben S. Bernanke - Cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, các ông Geithner và Paulson là cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ.

Chúng ta cần làm gì để chống lại cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo?

Quốc hội đã lấy đi một số công cụ rất quan trọng đối với chúng tôi trong cuộc khủng hoảng năm 2008. Đã đến lúc trả nó lại cho chúng tôi.

Mười năm trước, nền kinh tế toàn cầu gặp khó khăn khi đối mặt với khủng hoảng tài chính kinh điển, loại khủng hoảng tài chính nguy hiểm nhất.

Trong cơn bão khủng hoảng, các nhà đầu tư mất niềm tin vào tất cả các hình thức tín dụng, rút vốn về đầu tư vào các kênh an toàn nhất như các loại tài sản, tín phiếu kho bạc. Tài sản rủi ro rớt giá thảm hại, các hình thức tín dụng mới biến mất, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho người lao động, vốn chủ và người gửi tiết kiệm.

Các hạt giống của khủng hoảng đã được gieo trong nhiều thập kỷ, khi hệ thống tài chính của Mỹ đã vượt qua các biện pháp bảo vệ chống lại những khủng hoảng được đưa ra sau cuộc Đại suy thoái. Các biện pháp bảo vệ thời kỳ khủng hoảng như bảo hiểm tiền gửi nhằm đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng, tuy nhiên, đến năm 2007, hơn một nửa số tín dụng chảy ra ngoài ngân hàng.

Những cải tiến tài chính, chẳng hạn như thế chấp dưới mức tiêu chuẩn và điểm tín dụng tự động đã giúp hàng triệu người mua nhà, chúng cũng tạo điều kiện cho người cho vay và nhà đầu tư mạo hiểm.

Nguy hiểm nhất là hàng nghìn tỷ USD tín dụng được huy động từ vốn ngắn hạn, không có bảo hiểm. Điều này làm cho hệ thống tài chính dễ bị tổn thương trong quá trình hoạt động – không phải bởi những người gửi tiền thông thường như trong những năm 1930 mà bởi các quỹ hưu trí, các công ty bảo hiểm và các nhà đầu tư khác.

Một hệ thống quy định Balkanized (chia để trị) và lỗi thời đã khiến cho việc xác định rủi ro trở nên khó khăn, trong khi đó, các nhà hoạch định chính sách với quyền hạn hạn chế cũng khó có thể ứng biến khi khủng hoảng xảy ra. Hiệu suất cơ bản của nền kinh tế hàng đầu thế giới trước khi xảy ra khủng hoảng cũng gặp nhiều khó khăn. Năng suất tăng trưởng chậm lại, tiền lương bị trì trệ, tỷ lệ người Mỹ có việc cũng thấp đi.

Điều đó gây áp lực lên thu nhập của các gia đình khi sự bất bình đẳng tăng lên và tính di động xã hội giảm (sự thay đổi vị trí trong hệ thống phân tầng xã hội). Mong muốn duy trì các tiêu chuẩn sống tương đối không bị xem là nguyên nhân làm gia tăng khoản vay hộ gia đình trước khủng hoảng.

Mặc dù chúng tôi và các nhà quản lý tài chính khác không lường trước được cuộc khủng hoảng nhưng chúng tôi đã có những hành động tích cực để ngăn chặn nó. Cục Dữ trữ Liên bang đã cấp một lượng lớn các khoản vay ngắn hạn cho các tổ chức tài chính  để họ đối mặt với khủng hoảng, cắt giảm lãi suất ngân hàng về 0%.

Bộ Tài chính đã can thiệp vào các quỹ trên thị trường tiền tệ bằng cách cung cấp một backstop (thanh chắn) cho các nhà đầu tư. Kho bạc Nhà nước cũng quản lý việc tiếp quản các gã khổng lồ bị thế chấp là Fannie Mae và Freddie Mac, bên cạnh đó, làm việc với FED để nỗ lực ngăn chặn sự sụp đổ của các công ty tài chính lớn, có vai trò quan trọng. Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang đảm bảo nợ ngân hàng và người gửi tiền được bảo vệ.

Nhưng chỉ sử dụng sức mạnh của các nhà quản lý thì không đủ. Quốc hội đã giúp hai tổng thống, một đảng Cộng hòa và một đảng Dân chủ làm việc với các nhà quản lý để ngăn chặn sự sụp đổ của hệ thống tài chính và tránh một cuộc đại khủng hoảng khác.

Quan trọng nhất, Quốc hội đã cung cấp vốn cho hệ thống ngân hàng, cho phép bình thường hóa các luồng tín dụng. Quốc hội cũng hỗ trợ cho thị trường nhà ở và thế chấp, cho phép một sự kích thích tài chính mạnh mẽ.

Nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng trở lại vào giữa năm 2009, các quỹ được Quốc hội triển khai đã được thu hồi với lợi nhuận đáng kể cho người nộp thuế. Các nhà hoạch định chính sách chắc chắn đã không nhận lại mọi kết quả như mong đợi. Nhưng so với hầu hết các nước khác, sự phục hồi sau năm 2008 của Mỹ bắt đầu sớm hơn, được hoàn thành nhanh hơn và được xây dựng trên nền tảng lành mạnh hơn.

Chúng ta liệu đã sẵn sàng cho cuộc khủng hoảng tiếp theo? Trong một số khía cạnh, câu trả lời là “Có”.

Cải cách quy chế tài chính đã giúp hệ thống trở nên vững chắc hơn, khiến cho khủng hoảng ít có khả năng xảy ra. Các ngân hàng và các tổ chức tài chính mạnh hơn, những khoảng trống trong giám sát quy định phần lớn được khắc phục. Các nhà hoạch định chính sách đã khiến rủi ro trên toàn hệ thống được cân bằng hơn.

Nhưng, mối quan tâm chính của chúng tôi là các biện pháp phòng thủ này sẽ bị xói mòn theo thời gian và rủi ro sẽ xuất hiện ở các ngóc ngách của hệ thống tài chính ít bị điều chỉnh bởi quy định.

Mặc dù khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính hiện nay là thấp, nhưng nguy cơ vẫn thường trực. Để ngăn chặn thiệt hại, Bộ Tài chính và các nhà quản lý tài chính cần các công cụ chữa cháy thích hợp.

Sau cuộc khủng hoảng, Quốc hội đã mang đến cho các nhà quản lý một số nhà chức trách mới có khả năng giúp họ quản lý sự thất bại của một tổ chức tài chính tư nhân, công cụ mà chúng tôi không có vào năm 2008 khi phải đối mặt với sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers.

Cái gọi là cơ quan thanh lý trật tự, nếu được thông qua như một phần của Đạo luật Dodd-Frank năm 2010, có thể giúp các nhà quản lý xử lý một công ty thua lỗ theo cách ít gây thiệt hại cho hệ thống.

Tuy nhiên, trong những cải cách sau khủng hoảng, Quốc hội cũng lấy đi một số công cụ mạnh mẽ nhất được sử dụng bởi FDIC, FED và Kho bạc. Trong số những thay đổi này, FDIC không thể phát hành bảo lãnh tiền vay nợ ngân hàng như trong cuộc khủng hoảng, quyền hạn cho vay khẩn cấp của FED bị hạn chế, và Kho bạc sẽ không thể thực thi quyền bảo lãnh của mình đối với các quỹ thị trường tiền tệ. Những quyền hạn này rất quan trọng trong việc ngăn chặn khủng hoảng năm 2008.

Từ góc nhìn chính trị, quyết định của Quốc hội nhằm hạn chế những công cụ chống khủng hoảng này là có thể dự đoán trước. Nhiều hành động cần thiết để ngăn chặn cuộc khủng hoảng, bao gồm việc cung cấp các khoản vay và vốn cho các tổ chức tài chính đã gây tranh cãi và không được ủng hộ.

Đối với chúng tôi, đối với công chúng, các chính sách có vẻ không công bằng, nó giúp một số người và gây thiệt hại cho một số công ty.

Những quy định đó hoàn toàn có thể hiểu được, vì nỗi đau kinh tế từ khủng hoảng đã có sức công phá đối với nhiều người.

Nghịch lý của bất kỳ cuộc khủng hoảng tài chính nào là các chính sách cần thiết để ngăn chặn khủng hoảng luôn không được ủng hộ về mặt chính trị. Nhưng nếu việc đó bị trì hoãn hoặc ngăn cản bằng phản ứng mạnh mẽ thì chi phí cho nền kinh tế sẽ lớn hơn.

Chúng ta cần phải đảm bảo rằng các thế hệ “lính cứu hỏa tài chính” trong tương lai có các công cụ khẩn cấp mà họ cần để ngăn chặn ngọn lửa bùng phát thành đám cháy. Chúng ta cũng phải chống lại những cuộc kêu gọi loại bỏ các biện pháp bảo vệ hệ thống tài chính khi ký ức về cuộc khủng hoảng 2008 mất dần.

Tin mới lên